Lịch sử phát triển Final_Fantasy

Mọi thứ bắt đầu khi thị trường máy chơi game tiến lên một bước tiến mới với cỗ máy Nintendo Famicom, sau này được ra mắt bên ngoài Nhật Bản với cái tên Nintendo Entertainment System. Vào khoảng thời gian đó, Sakaguchi Hironubu - cha đẻ của dòng game Final Fantasy khi đó mới 21 tuổi tham gia vào một công ty nhỏ tên là Square, với hi vọng mang tên tuổi công ty đến với ngành công nghiệp trò chơi điện tử. Vào thời điểm đó, chiếc máy NES đã đạt được những bước tiến lớn nhờ vào Super Mario BrosThe Legend of Zelda, khiến cho sự kì vọng vào các trò chơi khác là khá cao. Do đó, áp lực cho một công ty nhỏ cố gắng chen chân vào là rất lớn và khó khăn. Sakaguchi và nhóm của ông đã làm rất nhiều trò chơi khác nhau như Rad Racer và một số tựa game khác. Những trò chơi này đã cho thấy tương lai phát triển triển vọng của công ty, nhưng vấn đề là những trò chơi này không được đón nhận nồng nhiệt và không bán được nhiều. Hậu quả là tài chính của Square càng lúc càng kiệt quệ, gần như sắp phá sản. Nhiều người có lẽ sẽ bỏ cuộc nếu rơi vào hoàn cảnh này, nhưng Sakaguchi quyết tâm đặt dấu ấn cuối cùng của ông trước khi kết thúc tất cả. Ông và cả nhóm quyết định thử 1 lần cuối cùng, lần này họ dồn mọi tinh túy nhất vào một trò chơi phiêu lưu giả tưởng hoành tráng. Với tất cả những tinh túy nhất được gói gọn trong ấn phẩm cuối cùng, Sakaguchi đã quyết định đặt tên cho trò chơi là Final Fantasy với ý nghĩa là "điều kì diệu cuối cùng".

Final Fantasy đã được lên kệ tại Nhật Bản vào ngày 18 tháng 12 năm 1987[1][2]. Cùng tuần ra mắt với trò Phantasy Star của SEGA và chỉ 2 tháng trước Dragon Quest III. Tuy nhiên, Sakaguchi đã mang đến "mánh khóe" cho trò chơi. Đầu tiên, Sqaure đã mời Amano Yoshitaka, họa sĩ đứng đằng sau bộ anime Vampire Hunter D, về để vẽ hình minh họa và logo cho game. Thứ hai, các bản nhạc được soạn bởi Uematsu Nobuo, kết hợp mọi thứ lại cùng với cốt truyện thú vị đã tạo ra một combo tốt mà game thủ có thể thưởng thức ngay tức thì. Điều kì diệu cuối cùng đã xoay chuyển tình thế cho Square, kéo họ thoát khỏi bờ vực bị phá sản. Chỉ với sự nổi tiếng của một trò chơi duy nhất đã cứu toàn bộ công ty. Vì vậy, nếu bạn tự hỏi tại sao Square Enix (tên ngày nay) lại bảo vệ series game này như vậy, là bởi vì họ sẽ không thể tồn tại nếu không có trò chơi này

Trước khi phần đầu tiên được phát hành lên các khu vực khác, Square đã bắt đầu kế hoạch phát triển phần tiếp theo. Làm sao mà họ không thể làm tiếp khi mà chính trò chơi này đã cứu họ chứ? Trên hết, đối thủ cạnh tranh lớn nhất của họ (Dragon Quest) hầu như luôn ra phần tiếp theo mỗi năm. Square cần phải cạnh tranh nên việc ra mắt phần tiếp theo của Final Fantasy là cần thiết. Vào thời điểm đó, game nhập vai (RPG) có xu hướng tập trung vào việc tuân thủ các quy ước đã được xác định từ trước. Cho dù phần tiếp theo có tiếp tục cùng một nhân vật hay ít nhất giữ trong cùng 1 thế giới hay không thì phần tiếp theo luôn tiếp tục phần trước. Sakaguchi và nhóm của ông đã quyết định phá vỡ điều đó với Final Fantasy II[2][3][4]. Thay vào đó, trò chơi là một thế giới hoàn toàn mới với nhân vật mới, cốt truyện phức tạp hơn. Việc thử nghiệm các yếu tố mới nhanh chóng trở thành một trong những yếu tố chính của các phần tiếp theo Final Fantasy, và Final Fantasy II khởi đầu cho điều đó. Ví dụ, một hệ thống lên cấp mới đã được them vô. Thay vì lên cấp bằng điểm kinh nghiệm, bạn tăng sức mạnh cho kĩ năng bằng cách sử dụng chúng hoặc sử dụng vũ khí có liên quan tới chúng. Ví dụ, sử dụng phép thuật nhiều sẽ làm nhân vật mạnh hơn về mặt phép thuật. Đây là một thay đổi lớn về lối chơi của các game RPG nói chung vào thời điểm đó. Đáng tiếc là trò chơi không được đón nhận nhiều, chủ yếu thực tế là do bạn phải cày cuốc nhiều hơn. Điều này vừa gây khó chịu vừa gây mệt mỏi cho nhiều người chơi. Vì vậy, nhóm đã nhanh chóng bắt tay vào phần thứ 3 của series.

Final Fantasy III đánh dấu trò chơi cuối cùng được ra mắt trên hệ máy NES[5]. Trò chơi tiếp tục thử nghiệm như phần 2, mặc dù ở mức độ nhỏ hơn nhiều. Thay vào đó, phần thử nghiệm chính được chuyển sang series game SaGa. Từ bỏ hệ thống lên cấp mới, Final Fantasy III giới thiệu hệ thống Job được phát triển hơn từ phần 1. Hệ thống này cho phép nhân vật có thể thay đổi tới 20 “jobs”, hoặc vai trò. Việc có thể thay đổi bất cứ lúc nào đồng nghĩa với việc mỗi nhân vật đều có thể học được rất nhiều kĩ năng. Trò chơi đã thêm yếu tố chiến thuật vào nên bạn phải lập kế hoạch từng thành viên phải làm gì và vai trò của họ là gì. Trò chơi đã được đón nhận khá tốt, giúp mang lại tình cảm của nhiều người dành cho series hơn. Tuy nhiên, sự tồn tại của phần này khá ngắn và nhanh chóng bị chìm vào quên lãng.

Vậy là Final Fantasy III đã kết thúc việc series được ra mắt trên NES. Lí do là vì sự ra đời của Super Famicom (hoặc Super Nintendo Entertainment System là cách gọi cỗ máy ở bên ngoài Nhật). Cỗ máy này đã đưa trò chơi điện tử lên 1 thế hệ mới, mang thế giới tới kỉ nguyên 16-bit. Ban đầu, Square định làm cùng lúc 2 phiên bản Final Fantasy IV và V. IV sẽ được ra mắt trên cỗ máy NES sắp kết thúc vòng đời của mình, còn V sẽ được phát triển cho SNES. Đáng tiếc là việc đó quá sức cho công ty nên họ buộc phải hủy bỏ phần IV trên NES và dồn mọi sự tập trung vào bản trên SNES, đổi từ V sang IV. Final Fantasy IV đã tinh chỉnh lại lối chơi của những phiên bản tiền nhiệm, loại bỏ hệ thống Job và cố định Job cho mỗi nhân vật. Điều này khiến vai trò của Job có thể phức tạp hơn nhưng cũng giúp các nhà phát triển tạo ra một cốt truyện sâu sắc hơn. Final Fantasy IV đã thêm mọi thứ vào, từ ý nghĩa mối quan hệ giữa các nhân vật đến các cuộc đấu tranh chính trị phức tạp, mặc dù vẫn có giả tưởng trong đó. Điều này cho phép các nhà phát triển cho người hâm mộ thấy rằng họ có thể mở rộng tầm nhìn của series vượt ra ngoài tiêu chuẩn ý nghĩa. Việc thử nghiệm vẫn được tiếp tục, Square đã tạo ra 1 sự thay đổi lớn lên hệ thống đánh theo lượt tiêu chuẩn đã có từ bản đầu tiên. Final Fantasy IV là trò đầu tiên giới thiệu hệ thống Active Time Battle (ATB), nghĩa là nhân vật sẽ cần phải "nghỉ ngơi" sau mỗi lần tấn công, với thời gian nghỉ khác nhau tùy thuộc vào sức mạnh của đòn tấn công. Điều đó cũng có nghĩa vai trò của chỉ số Tốc độ bỗng nhiên quan trọng hơn bao giờ hết. Bởi vì chỉ số Tốc độ càng cao, thời gian nghỉ càng ngắn, Final Fantasy IV cũng ra mắt các Điểm Lưu game, nhưng theo tiêu chuẩn ngày nay thì đó được xem như là một cơ chế lỗi thời. Tuy nhiên, tại thời điểm đó là một bổ sung tuyệt vời. Điều thú vị là, do Final Fantasy II và III không được phát hành bên ngoài Nhật nên khi Final Fantasy IV được phát hành cho phương Tây trên máy SNES, nó đã được đổi tên thành Final Fantasy II. Điều này che đậy sự thật rằng về cơ bản họ đã bỏ lỡ 2 phiên bản khác (và đây không phải là lần cuối chuyện này xảy ra)[6][7].

Thể loại JRPG chưa bao giờ lớn mạnh ở phương Tây, nó vẫn là một thể loại "vô danh" cho đến khi Final Fantasy IV ra mắt trên SNES. Trò chơi thật sự đã giới thiệu cho phương Tây biết về thể loại này. Do đó, Square muốn tận dụng lợi thế này và phát triển thương hiệu Final Fantasy ở Hoa Kỳ càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, họ cần phải làm cho Final Fantasy IV dễ dàng hơn so với phiên bản Nhật để thành công. Quan điểm của nhà phát triển là game thủ phương Tây không thể xử lí được độ phức tạp của thể loại RPG. Vì vậy, Square đã quyết định làm game RPG dành riêng cho phương Tây – Final Fantasy Mystic Quest. Trò chơi lấy đi khả năng đi lại tự do của thể loại này, cũng như quyền kiểm soát tất cả nhân vật ngoại trừ nhân vật chính. Về cơ bản, nó cắt bỏ tất cả yếu tố chiến thuật và cày cuốc, nhưng vẫn giữ nhịp độ chậm tiêu chuẩn. Hệ quả, đó là một nước đi dở tệ. Dù Mystic Quest có được ra mắt tại Nhật với cái tên Final Fantasy USA thì cũng chẳng bán được nhiều. Đây đã trở thành bài học xương máu cho Square, họ đã quyết định sẽ không làm ngơ bất kì phiên bản nào phát hành bên ngoài Nhật Bản nữa.

Final Fantasy V đã được phát triển trong khi thế giới còn đang trải nghiệm Mystic Quest và được phát hành tại Nhật vào tháng 12 năm 1992[2][8]. Trò chơi đã được thiết kế để mang lại trải nghiệm sâu sắc nhất về một game Final Fantasy từ trước đến nay - đó là lý do tại sao phương Tây không được phát hành. Hệ thống Job được cải thiện và liên kết đến hệ thống Ability, chiều sâu của nhân vật đã được cải tiến rất nhiều. Nếu bạn lên đủ cấp của một lớp nhân vật thì bạn có thể mở khóa khả năng trang bị chéo kĩ năng của lớp nhân vật đó lên lớp khác. (Sau này ý tưởng đó được sử dụng như một tính năng chính trong Final Fantasy XIV). Mặc dù vậy, Square vẫn thận trọng với cách kể chuyện của họ, tạo ra các nhân vật độc đáo thay vì dựa vào các nhân vật chính không tên. Mạch truyện tràn ngập những khoảnh khắc đáng nhớ, những nhân vật phản diện tuyệt vời. Một phiên bản rất hay nhưng ban đầu lại không được phát hành ra ngoài.

Dòng đời của hệ máy SNES cũng sắp đến hồi kết, vì vậy Final Fantasy VI là phiên bản cuối cùng của hệ máy này. Trò chơi đánh dấu một sự thay đổi lớn của series về phong cách thiết kế khi loại bỏ phong cách giả tưởng trung cổ mà đem thẳng vào phong cách steampunk. Thế giới trong đây là một xã hội công nghiệp và máy móc, kiếm thuật và ma thuật được trộn lẫn với nhau. Điều này đã được giới thiệu cho người chơi ngay từ đầu trong cảnh mở màn thông qua việc sử dụng bộ giáp Magitek ngay khi trò chơi vừa bắt đầu. Ở phương Tây, trò chơi đã được thổi phồng lên nhờ các quảng cáo trên tất cả các tạp chí về game. Thậm chí còn có cả quảng cáo trên TV nữa. Trên hết, Square đã học được 1 bài học là không xem thường phương Tây nữa. Trò chơi một lần nữa đã loại bỏ hệ thống Job, tập trung vào chính các nhân vật (như Final Fantasy IV). Square cũng quyết định làm khuynh đảo xu hướng của JRPG thời bấy giờ bằng cách mở rộng thế giới trò chơi, thay vì thu hẹp cốt truyện. Đồng nghĩa với việc các câu chuyện phụ và sự kiện hậu trường cũng bao gồm trong đó. Sự thật là hồi đó các game thủ chưa quen thuộc game thế giới mở hoặc game có cốt truyện lớn, điều này đã giúp Final Fantasy VI thực sự nổi bật. Trò chơi đã nhận được nhiều đánh giá tích cực trên khắp các diễn đàn và cho đến tận ngày nay vẫn là 1 trong những phiên bản hay nhất trong toàn series. Ở phương Tây thì trò chơi được đặt là Final Fantasy III[9].

Trong nhiều năm, Square đã luôn hợp tác với Nintendo. Thực tế là họ thậm chí còn đưa ra 1 bản demo cho Nintendo 64 sử dụng các nhân vật trong Final Fantasy VI. Điều này đã khiến nhiều người tin rằng Final Fantasy tiếp theo sẽ được ra mắt trên N64. Tuy nhiên, vì Nintendo quyết tâm gắn bó với băng game trên N64 trong khi Sony vừa phát hành PlayStation sử dụng đĩa CD để chơi. Thời thế thay đổi, Square nhảy tới mái nhà mới. Nhiều fan lúc đầu đã rất phẫn nộ, coi công ty là kẻ phản bội. Tuy nhiên, đó lại là một nước đi hay. Sakaguchi rời khỏi vị trí giám đốc phần tiếp theo của Final Fantasy, thay thế vị trí của ông là Kitase Yoshinori. Đội ngũ sản xuất cũng nhiều hơn gấp 4 lần so với phần VI. Dù nhóm không có nhiều kinh nghiệm về đồ họa CGI, họ vẫn cố gắng xoay xở mọi thứ lại với nhau. Họ biết trò chơi sẽ bán được trên thị trường phương Tây nhưng vấn đề là bên Nhật sẽ phản ứng thế nào khi phần Final Fantasy mới được ra mắt trên Sony PlayStation chứ không phải Nintendo 64. Ngày 31 tháng 1 năm 1997, Final Fantasy VII được phát hành rộng rãi[2]. Sự lo lắng chắc chắn là cảm giác trong các văn phòng của Square. Tuy nhiên, trong 3 ngày đầu phát hành, Final Fantasy VII đã bán được 2 triệu bản! Khi trò chơi ra mắt ở phương Tây, con số đó đã cán mốc 10 triệu, Square và các fan hiểu rằng nước đi đó là đúng. Square đã dám thách thức trước 2 điều thịnh hành hồi đó: Game thủ Mĩ và Châu Âu sẽ không bao giờ chơi game nhập vai và họ quân tâm tới hành động hơn là cốt truyện. Họ đã cố chứng minh những ý nghĩ này là sai và họ đã thành công. Final Fantasy VII là một thành công lớn mà cho đến nay vẫn được hành triệu người yêu mến đến mức có rất nhiều hậu bản gồm Before Crisis (Mobile Phone), Crisis Core (PSP), Dirge of Cerberus (PS2), Advent Children (phim). Đáng tiếc là bây giờ Square vẫn chưa đạt được thành công đó lần nữa.

Square có được 1 bài học khác từ Final Fantasy VII. Phần này đã chứng kiến nhiều sự chậm trễ trong quá trình phát triển do kế hoạch công tác kém. Do đó, Square quyết định chia nhóm phát triển thành 2 để lập kế hoạch và phát triển 2 phần mới cùng lúc. Mặc dù điều này trước đây đã được thử với Final Fantasy IV, V và đã thất bại, nhưng bây giờ mọi thứ đã đỡ hơn. Final Fantasy VIII và IX đã được bắt đầu phát triển gần như đồng thời. VIII sẽ gắn bó với bối cảnh hiện đại hơn so với VI và VII, trong khi đó IX sẽ trở lại thế giới trung cổ chứa đầy nỗi nhớ cổ điển. Đó là 1 quyết định táo bạo. Final Fantasy VIII[2][10] lấy bối cảnh ở 1 thế giới lấy cảm hứng châu Âu và đã bỏ đi phần lớn hệ thống lên cấp truyền thống. Bạn vẫn có thể lên cấp bằng điểm kinh nghiệm nhưng bạn cũng có thể tăng chỉ số nhân vật nhiều hơn bằng "junction" (trang bị ma thuật lên các chỉ số cá nhân của bạn). Điều này cũng dẫn đến việc loại bỏ MP (năng lượng), vì phép được lấy từ quái hoặc Draw Point. Mặc dù thực tế rằng trò chơi đã nhận được khen ngợi, được điểm 9 hoặc cao hơn trên diễn đàn, nó đã chia rẽ người hâm mộ đáng kể. Một số người yêu thích trò chơi, phong cách chơi mới và câu chuyện lãng mạn hoành tráng, trong khi những người khác thấy hệ thống Junction quá phức tạp và hệ thống Draw tẻ nhạt. Còn về Final Fantasy IX[2][11], ban đầu Square không chắc đây có nên là phần đánh số tiếp theo hay không. Trò chơi phải thật sự xứng đáng để trở thành phần tiếp theo được đánh số. Và cuối cùng nó thật sự xứng đáng. Quay trở về phong cách thiết kế nhân vật của Amano Yoshitaka, Square đã đưa thiết kế Final Fantasy IX trở lại phong cách của các phiên bản cũ, bổ sung thêm các tính năng, lối chơi mới và cốt truyện đồ sộ kéo dài tới 4 đĩa game PS1. Dù được đánh giá cao nhất toàn series cho đến nay, đây lại là trò chơi có doanh số tệ nhất trong kỉ nguyên game PlayStaion, có lẽ là do sự kết thúc của kỉ nguyên 32-bit đang đến gần hơn bao giờ hết.

Sau khi Square tốn nhiều thời gian cho các spin-off và bộ phim CGI Final Fantasy: The Spirits Within, họ cuối cùng cũng bắt tay phát triển phần tiếp theo. Bước sang thế kỉ 21, Square tạm biệt PlayStation để chuyển sang PlayStation 2, biến phiên bản tiếp theo này trở thành phiên bản đầu tiên trên PlayStation 2. Sakaguchi chỉ đóng vai trò là nhà sản xuất điều hành trò chơi này, nhưng bạn vẫn có thể thấy tầm ảnh hưởng của ông ấy. Một lần nữa, đội ngũ phát triển đã bỏ qua thiết kế RPG truyền thống để thử nghiệm những thứ mới, đầu tiên là Conditional Turn-Based Battle (CTB), nghĩa là mỗi loại hành động sẽ quyết định thứ tự lượt đi của bạn. Thứ 2, bạn có thể đổi thành viên ngay trong trận chiến. Thứ 3 là hệ thống Sphere Grid thay cho hệ thống lên cấp truyền thống, Sphere Grid là một bảng khổng lồ đầy các ngọc chứa các kỹ năng và tăng chỉ số, cũng như các nút khóa đặc biệt cần các chìa quan trọng để mở khóa. Về bản chất, bạn phải chiến đấu lấy Sphere Levels để di chuyển các nhân vật xung quanh bảng để tăng chỉ số và khả năng của họ. Điều này cho phép bạn tùy chỉnh khả năng của nhân vật 1 cách triệt để, vì bạn có thể chọn cách nhân vật phát triển tùy thuộc vào cách bạn di chuyển xung quanh bảng. Cuối cùng, trò chơi không còn Bản đồ thế giới (trừ khi bạn sử dụng Airship), bây giờ mỗi con đường, khu rừng, thị trấn đều là 1 phần của thế giới được kết nối bởi 1 đường thẳng. Final Fantasy X đã đánh dấu khoảng khắc series quay trở lại, trở thành vua RPG một lần nữa[12][13]. Lối chơi và cốt truyện tuyệt vời cùng bản nhạc Suteki da ne (Điều đó không thật đẹp sao) da diết được nhớ đến rất nhiều cho đến ngày nay, đây cũng là phiên bản đầu tiên có lồng tiếng.

Square rất phấn khởi với việc Final Fantasy X được đón nhận nồng nhiệt đến mức họ quyết định làm điều gì đó mà họ chưa từng làm trước đây, đó là làm một trò chơi mới với cùng một thế giới và các nhân vật. Lần đầu tiên, Squaresoft thực hiện 1 hậu bản trực tiếp cho một game Final Fantasy. Vì việc phát triển và phát hành Final Fantasy XI đang được thực hiện, họ phải chọn 1 cái tên khác. Do đó, họ đặt tên cho trò chơi mới này là Final Fantasy X-2, các phần hậu bản sau này cũng sẽ được đặt theo kiểu vậy. Final Fantasy X-2 như 1 kiểu game fan-service (đáp ứng nhu cầu, mong muốn của fan). Trò chơi có cốt truyện nhẹ nhàng hơn, không u ám và buồn bã như trong Final Fantasy X. Ví dụ điển hình là khi bạn vừa vào game đã được chào đón bằng 1 buổi hòa nhạc pop. Ngoài ra, do trò chơi chỉ có 3 nhân vật có thể chơi được, các nhà phát triển đã đưa hệ thống Job trở lại để mang lại sự đa dạng hơn cho các nhân vật. Tuy nhiên, việc chuyển đổi này dựa vào hệ thống "ăn mặc", bạn phải kiếm các bộ trang phục khác nhau để mở khóa các lớp nhân vật. Dù trò chơi này không ghi đậm được nhiều kỉ niệm đẹp cho các fan của Final Fantasy, doanh số của trò này vẫn khá tốt.

Trong nhiều năm, loạt game Final Fantasy của Square và Dragon Quest của Enix đã luôn là những đối thủ cạnh tranh trong ngành công nghiệp game. Tất cả đã thay đổi ngay sau sự phát hành của Final Fantasy X-2. Square đã sát nhập với Enix để tạo ra cái tên Square Enix ngày nay. Tuy nhiên, nó cũng đánh dấu sự kết thúc triều đại Sakaguchi với tư cách là vua của Final Fantasy. Sau khi sáp nhập, các ông chủ mới đã nhìn vào vết nhơ của ông hồi The Spirits Within. Vì vậy, sau khi làm việc tại Square được 21 năm, Sakaguchi đã rời khỏi công ty mà ông đã giúp đỡ xây dựng nên và bắt đầu những dự định mới của bản thân

Final Fantasy XI[14][15] là trò chơi gây ra nhiều tranh cãi với người hâm mộ khi lần đầu tiên được công bố. Nó sẽ trở thành một game nhập vai nhiều người chơi (MMORPG) tương tự như World of Warcraft hay EverQuest. Điều này khiến nhiều người hâm mộ lâu năm tức giận như hồi trước khi Final Fantasy VII được phát hành. Điều này đặc biệt đúng ở Nhật Bản, vì trò chơi trực tuyến thực sự không thành công ở đây so với phương Tây. Tuy nhiên, Square Enix đã sử dụng một mánh khóe. Bạn thấy đấy, Final Fantasy XI là một game MMORPG đa nền tảng, điều đó có nghĩa là người chơi PC và PS2 có thể chơi cùng nhau trên cùng một máy chủ. Lần đầu tiên điều này xuất hiện trong ngành trò chơi điện tử. Trên hết, hệ thống Job trở lại, điều đó có nghĩa là nhân vật có thể chơi tất cả các lớp trong trò chơi. Đây là một điểm khác rất lớn so với các game MMORPG khác, vì theo truyền thống, bạn sẽ phải chọn vai trò, hoặc chơi nhiều nhân vật để thử và thưởng thức các lớp khác nhau. Có tất cả trong 1 nhân vật giúp mọi thứ đơn giản hơn nhiều cho các game thủ. Tuy nhiên, cho đến ngày nay, Final Fantasy XI vẫn được coi là một trong những game MMORPG thử thách nhất. Trên thực tế, trò chơi có một trận đấu trùm đã trở thành huyền thoại khi những người chơi ưu tú cùng hợp tác thành 1 nhóm lớn đã phải chiến đấu trong suốt 20 giờ liền, cuối cùng phải bỏ cuộc trước khi họ có thể giết chết nó. Mặc dù vậy, trò chơi vẫn tiếp tục chạy trên mô hình đăng ký hàng tháng Pay to Play trong 14 năm. Các máy chủ cuối cùng đã ngừng hoạt động và trò chơi đóng cửa vào năm 2016.

Không lâu sau khi phát hành Final Fantasy XI, Square Enix tuyên bố rằng họ sẽ làm một phiên bản cho hệ máy Nintendo GameCube. Nó sẽ không phải là một phần được đánh số, mà là một spin-off được gọi là Final Fantasy: Crystal Chronicles. Trò chơi bao gồm multiplayer và có phong cách đồ họa thân thiện với trẻ em hơn. Nó được bán tương đối tốt, đặc biệt là khi nhóm phát triển có ít hơn 20 người. Do đó, nó đã có một loạt series riêng trên các máy DSWii.

Thời điểm Final Fantasy XII ra mắt là khoảng thời gian chuyển giao giữa 2 thế hệ máy chơi game khi Xbox 360 đã được ra mắt, còn PS3 thì cũng đã rục rịch chuẩn bị được giới thiệu. Ấy vậy mà Square Enix lại kiên định cho ra mắt Final Fantasy XII trên PS2 đã lỗi thời[16][17]. Tuy nhiên, Square Enix đã không nản lòng và tạo ra trò chơi đầy tham vọng nhất của họ từ trước đến nay. Bằng cách sử dụng ý tưởng về một thế giới kết nối mà họ đã hoàn thiện với Final Fantasy X, nhóm đã tạo ra một thế giới khổng lồ phù hợp với một game MMORPG. Tuy nhiên, trò chơi không phải là một trò chơi trực tuyến nhiều người chơi mà là 1 trò chơi đơn. Hệ thống chiến đấu theo lượt được chỉnh sửa và không còn màn hình chuyển cảnh nữa. Thay vào đó kẻ địch xuất hiện ngay trên bản đồ và chiến đấu trực tiếp. Hệ thống ATB trở lại, trò chơi có chút hơi hướng MMORPG bên trong. Cốt truyện cũng được đặt trong cùng một thế giới với Final Fantasy Tactics và một game PSX khác, Vagrant Story. Điều này đã thu hút sự quan tâm của người hâm mộ của cả hai trò chơi này. Nó đã được các nhà phê bình đánh giá rất tốt, nhưng do vòng đời của PS2 đã gần đền hồi kết nên doanh số khá thấp. Tuy nhiên, nó đã có 1 phần tiếp theo trên Nintendo DS một năm sau đó.

Khi PlayStation 3 ra mắt, người hâm mộ Final Fantasy đã háo hức chờ đợi trò chơi tiếp theo trong series - Final Fantasy XIII[18][19]. Ban đầu được dự đoán là trò chơi trong một series tổng hợp mới có tên là Fabula Nova Crystallis Final Fantasy[20], trò chơi có một nhân vật nữ chính mạnh mẽ tên là Lightning, người được mệnh danh là sự pha trộn giữa Terra từ Final Fantasy VI và Cloud từ Final Fantasy VII. Final Fantasy XIII là một game đồ họa đẹp, thực sự cho thấy sức mạnh của PlayStation 3. Tuy nhiên, cuối cùng người hâm mộ lại cảm thấy chán nản vì hệ thống chiến đấu đơn giản (bạn có thể để trò chơi chiến đấu cho bạn nếu bạn muốn) và nửa đầu của trò chơi cực kỳ tuyến tính. Trò chơi còn bị gọi là game giả lập hành lang bởi các fan của dòng game. Tuy nhiên, Square Enix vẫn phát triển hậu bản, tiếp tục sử dụng quy ước đặt tên như Final Fantasy X-2. Final Fantasy XIII-2 tập trung vào Sarah, em gái Lightning, và khả năng du hành xuyên thời gian. Điều này được thiết kế để khắc phục cảm giác XIII quá tuyến tính. Tuy nhiên, việc bạn chỉ có 2 nhân vật có thể chơi được (cộng với quái vật mà bạn có thể thuần hóa) có nghĩa là hệ thống chiến đấu cũng đơn giản không khác gì Final Fantasy XIII. Mặc dù có vô số kết thúc trong trò chơi để bạn có thể chơi lại và thử kết thúc khác, người hâm mộ lại muốn chờ đợi các trò chơi khác trong Fabula Nova Crystallis Final Fantasy nhiều hơn. Tuy nhiên, họ đã phải thất vọng khi 1 phần thì bị tách ra khỏi series Fabula Nova Crystallis, phần kia còn thảm hơn khi phải chứng kiến việc chuyển đổi nền tảng, đổi cả đạo diễn và tên (sẽ nói sau). Không lâu sau XIII-2, Lightning Returns: Final Fantasy XIII, trò chơi thứ ba của loạt cốt truyện FF XIII được ra mắt. Hệ thống Job theo phong cách của Final Fantasy X-2 được sử dụng lại. Việc Lighting là nhân vật duy nhất có thể chơi được đã khiến đây là một trò Final Fantasy rất khác biệt.

Như đã nói ở trên, 1 trò chơi ban đầu nằm trong Fabula Nova Crystallis tên là Final Fantasy Agito XIII nhưng đã tách ra và trở thành 1 game riêng tên là Final Fantasy Type-0 dành riêng cho hệ máy PSP và thị trường Nhật Bản. Sau này bản HD của trò chơi này được ra mắt cho PS4. Giống như spin-off của Final Fantasy VII là Crisis Core, Type-0 sử dụng hệ thống chiến đấu hành động làm cơ sở cho phần chiến đấu. Trò chơi có tới 14 nhân vật chơi được (trên bản PSP), bảng hệ thống nhiệm vụ như Crisis Core và có chế độ đấu trường

Trò chơi tiếp theo trong loạt game Final Fantasy là Final Fantasy XIV, một nỗ lực để tạo ra một MMORPG thứ hai sau thành công của FFXI. Tuy nhiên, phiên bản gốc của XIV là một thảm họa. Trò chơi yêu cầu PC phải có cấu hình cao để chơi được mượt mà, lỗi thì quá nhiều và thiết kế thế giới như kiểu mê cung vô cùng lười biếng, quái và NPC cũng vô cùng hạn chế. Tuy nhiên, Square Enix đã nhận ra trò chơi này tệ đến mức nào, và thay vì mạo hiểm làm lu mờ tên Final Fantasy một lần nữa (giống như họ đã làm với The Spirits Within), họ quyết định hành động. Một nhóm phát triển mới đã tiếp quản trò chơi, thêm vào các bản vá khác nhau để sửa lỗi và cập nhập cốt truyện, dần dần đưa trò chơi tới sự kiện End of an Era. Sự kiện đã đặt dấu chấm hết cho FFXIV bản gốc khi Square Enix cho đóng cửa server ngay sau khi sự kiện kết thúc và cho đội ngũ phát triển xây dựng lại 1 tựa game mới hoàn toàn. Nhờ vậy mà đồ họa và hệ thống được xây dựng lại để không chỉ có thể chạy mượt trên các loại PC, mà còn trên cả PS3 (cộng thêm PS4 sau này), chức năng chơi đa nền tảng cũng được thêm vào. Trò chơi đã được thay đổi và cải thiện rất nhiều, có 1 cốt truyện mới và được phát hành trở lại với cái tên là Final Fantasy XIV: A Realm Reborn[21]. Trong phiên bản mới này, người chơi của bản gốc có thể tiếp tục với các nhân vật mà họ đã chơi ở bản cũ. Người chơi mới và cũ được giới thiệu cốt truyện theo 2 cách khác nhau. Từ đây, trò chơi đã trở thành một thành công vang dội và hiện là một trong những game MMORPG phổ biến nhất hiện nay, với hai gói mở rộng và các nội dung miễn phí được bổ sung thêm vào trò chơi cứ sau 3 tháng. Cũng đã có một số Lễ hội Fan Final Fantasy XIV trên toàn thế giới. Final Fantasy XIV là câu chuyện về cách Square Enix biến 1 trò chơi từ 1 thảm họa thành 1 trong những phiên bản đáng chơi nhất trong toàn series.

Cuối cùng, chúng ta sẽ nói về trò thứ 3 trong Fabula Nova Crystallis có tên ban đầu là Final Fantasy Versus XIII. Trong nhiều năm đã không có 1 tin tức nào về trò này nên nhiều người đã nghĩ trò này chắc đã bị hủy. Sau đó tại E3 2013, khi mọi người chỉ tập trung vào PS4Xbox One nên không thật sự mong đợi điều gì đáng chú ý từ Square Enix. Nhưng rồi khi buổi họp báo của Sony bắt đầu, điều không ai ngờ tới lại xuất hiện, Nomura Tetsuya xuất hiện trên màn hình để thông báo rằng ông ấy có 1 bất ngờ cho mọi người. Một đoạn phim quảng cáo xuất hiện, giới thiệu một trò chơi cực kỳ đẹp mắt của Square Enix. Một phần trong đoạn trailer, Noctis - nhân vật chính của Versus XIII xuất hiện, tiếp theo là một lối chơi hoành tráng. Sau đó, logo Versus XIII cuối cùng đã xuất hiện trên màn hình, rồi lại vỡ vụn ra để hợp thể lại thành một logo có tiêu đề mới là Final Fantasy XV. Trò chơi mất tích từ lâu đã trở lại và là 1 phiên bản chính được đánh số. Đám đông bùng nổ khi biết trò chơi vẫn còn sống. Với một thế giới mở rộng lớn, lối chơi thú vị và điên cuồng, một cốt chuyện về tình anh em và tình bạn và những bản DLC đã đánh đấu sự trở lại của trò chơi.[22][23] Nhưng việc FFXV phải cần tới 1 bộ phim CGI, 1 bộ anime ngắn, 1 cuốn tiểu thuyết thì cốt truyện mới hoàn chỉnh, việc đó sẽ khiến những người chỉ chơi mỗi game sẽ không thể nào hoàn toàn hiểu được cốt truyện, game cũng có 1 lối chơi khá đơn giản có thể sẽ gây nhàm chán cho nhiều người chơi lâu năm nhưng trò chơi vẫn được giới phê bình đánh giá là khá tốt.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Final_Fantasy http://www.gamespot.com/articles/final-fantasy-15-... http://www.gamespot.com/features/vgs/universal/fin... http://www.gamespot.com/nes/rpg/finalfantasy/simil... http://www.gamespot.com/nes/rpg/finalfantasy3/simi... http://www.gamespot.com/pc/rpg/finalfantasy14/simi... http://www.gamespot.com/ps2/rpg/finalfantasy10/sim... http://www.gamespot.com/ps2/rpg/finalfantasy12/sim... http://www.gamespot.com/ps3/rpg/finalfantasy13/new... http://www.gamespot.com/snes/rpg/finalfantasy3/sim... http://www.gamespot.com/snes/rpg/finalfantasy5/sim...